Đăng Kí Nhận Bài

7 tháng 4, 2011

Viêm bàng quang nên ăn gì?

Một trong các thể dạng nhiễm trùng rất thường gặp là viêm bàng quang, đặc biệt ở phụ nữ do ống dẫn tiểu ngắn hơn nên vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn ở nam giới. Cơ chế bệnh lý không quá phức tạp nhưng lại khó chữa vì dễ tái phát, người bệnh dễ lờn thuốc kháng sinh. Kháng bệnh bằng hoạt chất trong thực phẩm, là biện pháp vừa an toàn vừa hợp lý.


Thực phẩm nên dùng
Uống 300ml nước mỗi nửa giờ và đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu để “rửa” đường tiết niệu.
Uống nước ép dâu tây, hay dâu tằm, tối thiểu 300ml mỗi lần, nếu được 3-4 lần trong ngày càng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy nước ép hai loại dâu này nhờ tác dụng ngăn không cho các loại vi khuẩn sinh bệnh bám vào niêm mạc đường tiết niệu và đành theo dòng nước tiểu vào đường đào thải nên an toàn hơn các loại thuốc kháng sinh kinh điển.
Nấu canh với rau cần tây để tận dụng khả năng hạ chất acid uric của món ăn này nhằm gián tiếp góp phần ngăn chặn tình trạng bội nhiễm trên đường tiết niệu.
Tăng lượng tỏi trong khẩu phần hàng ngày để mượn tác dụng kháng sinh của hoạt chất kháng sinh trong tỏi. Để tránh mùi hăng của tỏi gây trở ngại cho sinh hoạt cộng đồng có thể nhai chút ngò rồi uống ngay ngụm sữa tươi.
Thức ăn nên tránh
Giảm tối đa các loại thức uống như cà-phê, cola, nước uống có ga vì kích ứng phản ứng co thắt của bàng quang khiến người bệnh tiểu rắt nhiều lần.
Tránh nước chanh, gia vị cay nồng như tiêu, ớt, rượu bia, sôcôla và nhất là cà chua vì đó là những yếu tố khiến tình trạng nhiễm trùng tiết niệu thêm trầm trọng.
________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

6 tháng 4, 2011

Tháng nào dễ viêm bàng quang?

Lý do là vì khác biệt nhiệt độ thái quá, chẳng hạn vừa từ ngoài trời nóng gắt bước vào phòng có gắn máy lạnh hay ngược lại
Để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm tấn công ngược lên trái thận, thầy thuốc tất nhiên phải dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào viêm bàng quang cũng đều do nhiễm khuẩn.

Chườm nóng vùng bụng dưới để bớt đau khi đi tiểu
Trái lại, không dưới 2/3 trường hợp không cần dùng thuốc kháng sinh. Hơn nữa, đó không hẳn lúc nào cũng là giải pháp vì ngay cả trong trường hợp nhiễm khuẩn và được điều trị đúng cách, bệnh vẫn tái phát dễ dàng với khuynh hướng càng lúc càng cứng đầu với thuốc kháng sinh.
Chính vì thế, thầy thuốc ở các nước có nền y tế tiên tiến từ lâu đã khuyên các đối tượng dễ bị viêm bàng quang, thay vì chỉ trông mong vào thuốc kháng sinh thì nên chủ động thực hiện một số biện pháp sinh học như dưới đây:
- Uống thật nhiều nước, được 3 lít trong ngày càng hay, ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm bàng quang (ớn lạnh, tiểu gắt, tiểu lắt nhắt...) để mượn dòng nước tiểu kéo bệnh nguyên ra ngoài. Đừng ngại đi tiểu trong ngày, tốt nhất là đi tiểu mỗi giờ nhưng đừng quên uống ngay ly nước lớn sau mỗi lần “xả xú bắp”.
- Chườm nóng vùng bụng dưới để bớt đau khi đi tiểu.
- Ngưng mọi hoạt động thể dục thể thao. Nằm nghỉ càng thường xuyên càng hay trong suốt thời gian viêm bàng quang.
- Uống nước ép trái dâu tây càng nhiều càng tốt vì hoạt chất trong trái này có tác dụng kháng sinh không thua thuốc đặc hiệu. Đã vậy, nước dâu tây vừa không gây lờn thuốc lại thêm ngon miệng.
- Tăng lượng nấm trong khẩu phần để tận dụng tác dụng giảm đau tương tự aspirin của hoạt chất trong nấm.
- Giữ lòng bàn chân cho ấm bằng cách mang vớ, ngâm chân nước ấm, hơ chân bằng máy sấy tóc, bằng đèn hồng ngoại...
Trong bối cảnh của môi trường ô nhiễm lại thêm khí hậu oi bức, viêm bàng quang hẳn không mời cũng đến. Nếu không có cách “tống cổ cho yên thân” thì tốt hơn hết là nên chuẩn bị để bệnh nếu có đến cũng đừng đến quá thường và đã đến thì đừng ở lại quá lâu, khi đi thì đừng bỏ lại vài di chứng nào đó. Điều đó hoàn toàn khả thi nếu nạn nhân đừng khoanh tay “há miệng chờ sung rụng” rồi trúng nhằm... thuốc kháng sinh.
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
_________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

5 tháng 4, 2011

Viêm bàng quang kẽ Bệnh khó nói

Viêm bàng quang kẽ (VBQK) là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bằng đái buốt, đái rắt cả ngày lẫn đêm và đau vùng tiểu khung không rõ nguyên nhân. VBQK có căn nguyên, sinh lý bệnh không rõ ràng và tiêu chuẩn chẩn đoán không xác định được. Mặc dù có nhiều nghiên cứu đáng kể nhưng phương pháp điều trị hiệu quả vẫn chưa thống nhất. Nếu điều trị không khỏi sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân.

Căn nguyên của VBQK vẫn còn chưa biết rõ, có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp. Các căn nguyên được đưa ra bao gồm: Vai trò bệnh lý của dưỡng bào trong cơ thắt và hoặc trong các lớp cơ của bàng quang. Suy giảm lớp glycosaminoglycan của bề mặt lòng bàng quang làm tăng tính thấm của lớp tổ chức dưới niêm mạc bên dưới đối với các chất độc trong nước tiểu; Nhiễm khuẩn với các yếu tố có đặc điểm nghèo nàn (ví dụ với virut phát triển chậm hoặc với vi khuẩn cực khó tính); Sản sinh ra các chất độc trong nước tiểu; Tăng nhạy cảm thần kinh hoặc viêm nhiễm tại chỗ ở bàng quang hoặc ở mức tủy sống; Biểu hiện của giảm chức năng cơ nền chậu hoặc rối loạn chức năng tiểu tiện, rối loạn tự miễn.


Biểu hiện lâm sàng thường gặp



Vì VBQK không có căn nguyên rõ ràng và khó xác định nên biểu hiện lâm sàng thường không đặc hiệu.

Khởi đầu của triệu chứng thường cấp tính (nhưng không phải lúc nào cũng có). Bệnh nhân bị VBQK có tỷ lệ phối hợp cao với các tình trạng dị ứng, hội chứng ruột kích thích, đau xơ cơ và viêm tại chỗ âm hộ.


Các triệu chứng đái buốt, đái rắt, đau và đái khó có thể thay đổi từng ngày hoặc từng tuần, nhưng cũng có thể chẳng thay đổi gì cả trong nhiều tháng hoặc nhiều năm rồi tự nhiên khỏi dù có điều trị hay không. Ở phụ nữ, các triệu chứng có thể liên quan đến chu kỳ của buồng trứng, mang thai vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.


Có thể biểu hiện cảm giác khó chịu hoặc đau vùng tiểu khung, cảm giác mơ hồ khi bàng quang rỗng không hoàn toàn, hoặc cảm giác buồn tiểu không dứt.


Biểu hiện thường gặp nhất của VBQK là các triệu chứng đường tiểu dưới bị kích thích, người bệnh đái nhiều lần (hơn 8 lần/ngày). Đái nhiều lần ban ngày mà không đái đêm không phải là đặc điểm của viêm bàng quang kẽ. Nếu không đái đêm thì có thể là bệnh đái rắt do cảm giác.


Cảm giác đau khi bàng quang đầy là dấu hiệu thường gặp và có thể thấy được qua niệu động học hoặc qua chụp bàng quang. Bệnh nhân có thể thấy đau tiểu khung liên tục hoặc đau khi bàng quang đầy. Rối loạn tiểu tiện có thể gặp ở 50% các bệnh nhân nữ. Nam giới có thể thấy đau ở tầng sinh môn, háng, dương vật hoặc vùng bìu.


Chẩn đoán viêm bàng quang kẽ thường được đặt ra khi có các triệu chứng đái buốt, đái rắt kéo dài và đau tiểu khung xuất hiện mà không có căn nguyên nào đã xác định được từ trước, ví dụ như hội chứng nhiễm khuẩn đường tiểu dưới.


Xét nghiệm nước tiểu và cấy vi khuẩn niệu được đặt ra. Nhật ký tiểu tiện giúp ích trong sự thiết lập tần suất đi tiểu căn bản, cần thiết có thể soi bàng quang để chẩn đoán. Đánh giá niệu động học là sự lựa chọn nhưng không phải là xét nghiệm thường quy; dấu hiệu hoạt động quá mức của cơ thắt hoặc mất chức năng nền chậu có thể gợi ý chẩn đoán khác.


VBQK có thể nhầm với những bệnh nào?


Do bệnh không có dấu hiệu đặc hiệu nên có thể nhầm các bệnh lý khác cũng xuất hiện các triệu chứng như VBQK, ví dụ: Nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm như: nhiễm khuẩn đường tiểu dưới tái diễn, túi thừa niệu đạo, viêm tuyến Bartholin hoặc tuyến Skene nằm ở bộ phận sinh dục nữ, viêm tiền đình âm hộ, viêm bàng quang do lao, viêm âm đạo (do vi khuẩn, virut) hoặc bệnh sán, các nguyên nhân phụ khoa như: khối ác tính vùng chậu, lạc nội mạc tử cung...; Các nguyên nhân tiết niệu như: ung thư bàng quang, viêm bàng quang do tia xạ, tắc đường bài xuất nước tiểu từ bàng quang, nước tiểu tồn dư nhiều; Các nguyên nhân thần kinh như: tăng phản xạ cơ thắt, bệnh Parkinson, bệnh đĩa thắt lưng cùng, hẹp tủy sống, u tủy sống, bệnh đa xơ củ, tai biến mạch máu não...


Các nguyên nhân khác như:
bệnh thoát vị, viêm ruột, thoái hóa khớp...

Điều trị VBQK có dễ không?


Điều trị nội khoa


Điều trị VBQK bắt đầu bằng hướng dẫn người bệnh, xét tới yếu tố mạn tính tự nhiên của bệnh và các đánh giá thực tế về tình trạng bệnh, tiên lượng bệnh cũng như những đáp ứng tiềm năng với điều trị. Hỗ trợ về tâm sinh lý có vai trò quan trọng.


Trên lâm sàng, điều trị VBQK cần bắt đầu từ liệu pháp ít xâm phạm, rẻ tiền nhất, có thể thay đổi được và có điều chỉnh chế độ ăn uống. Sau đó, điều trị có thể tăng dần lên về mức độ xâm phạm tới một mức độ mà triệu chứng giảm đi.


Các bài tập về phản hồi sinh học và hồi phục nền chậu, chương trình luyện tập bàng quang và các hướng dẫn tâm lý là những can thiệp khởi đầu rất tốt. Các biểu hiện về đái buốt, đái rắt dường như cải thiện tốt hơn với những can thiệp này so với biểu hiện đau tiểu khung.


Một số thức ăn như cà phê, rượu, khoai tây, dấm, các chất gia vị, sô cô la... có thể làm trầm trọng triệu chứng của VBQK có thể báo trước bùng phát triệu chứng VBQK. Vì vậy nên tránh dùng những thức ăn này, thay thế bằng các loại khác.


Điều trị toàn thân:
Có thể dùng các thuốc natri pentosan polysulfate (elmiron), kháng histamin, chống trầm cảm 3 vòng, thuốc giảm đau, chống viêm.

Điều trị trong bàng quang:
Bơm trực tiếp các thuốc vào bàng quang qua ống thông niệu đạo. Có thể dùng dung dịch lidocaine 1%, trong đó có hòa tan natri bicarbonat, misoprostol (cytotec) và một số chất khác.

Các điều trị hỗ trợ như châm cứu và thôi miên.


Điều trị phẫu thuật:
Đặt bộ khởi động thần kinh để điều trị đái buốt, đái rắt, đái rỉ cho kết quả hứa hẹn ở bệnh nhân VBQK.

Tiêm botulinum A trong cơ thắt bàng quang qua niệu đạo đang được nghiên cứu để điều trị những bệnh nhân có đái buốt, đái rắt do nguyên nhân thần kinh hay không do nguyên nhân thần kinh và đái rỉ do hoạt động quá mức của cơ thắt bàng quang.


Các điều trị phẫu thuật khác:
Chiếu tia laser; kích thích điện (qua da, trong âm đạo,...); cắt thần kinh ngoại vi; làm tăng thể tích bàng quang; chuyển dòng tiểu (xâm phạm nhiều nhất, chỉ sử dụng như lựa chọn cuối cùng).

Tóm lại: Do VBQK dấu hiệu không rõ ràng, có thể phải khám chẩn đoán và điều trị kéo dài, vì vậy khi có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hoặc có các biểu hiện như trên nên đến thầy thuốc chuyên khoa để khám và điều trị, không nên để bệnh kéo dài hoặc tự ý điều trị. 


_______________________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

4 tháng 4, 2011

Viêm bàng quang ảnh hưởng như thế nào lên thai kỳ?

Bàng quang là một cơ quan quan trọng trong hệ tiết niệu của con người. Bàng quang nằm ở phần bụng dưới, trong vùng xương chậu, ngay sau xương mu. Bàng quang là một túi cơ có thể giãn rộng chứa được khoảng nửa lít nước tiểu (đã lọc qua thận). Khi bàng quang căng đầy sẽ co bóp để tống nước tiểu xuống theo niệu đạo ra ngoài.







Viêm bàng quang là sự nhiễm khuẩn bàng quang, một hội chứng bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm bàng quang có thể gặp trong cộng đồng nhưng hay gặp hơn trong nhiễm khuẩn bệnh viện.
Khoảng 20% phụ nữ thường xuyên bị viêm bàng quang. Sở dĩ phụ nữ dễ mắc bệnh viêm bàng quang là vì trong số nhiều yếu tố gây lây nhiễm qua đường tiểu thì chủ yếu là do cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ: niệu đạo ngắn nên mầm bệnh ở vùng hậu môn thường di chuyển dễ dàng đến bàng quang.
Viêm bàng quang xảy ra dưới 2% các phụ nữ mang thai, nhiều nhất là vào tam cá nguyệt thứ hai.

Nguyên nhân:
- Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.
- Không đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn khi thăm khám hoặc khi thực hiện các thủ thuật bằng dụng cụ…
Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh chủ yếu trong viêm bàng quang. Có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, có loại đi ngược dòng nước tiểu, có loại từ máu đi qua thận rồi xuống bàng quang (như trong vãng khuẩn huyết, nhiễm khuẩn huyết).
Hầu hết các loại vi khuẩn gây viêm bàng quang là vi khuẩn đường ruột. Đứng hàng đầu trong các vi khuẩn đường ruột gây viêm bàng quang là E.coli sau đó là Proteus mirabilis, Kelbsiela pneumoniae, Enterobacter, Citrobacter, Serrater… Các vi khuẩn này thường từ vùng hậu môn, âm đạo qua niệu đạo xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang.
Nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang tăng lên vào mùa hè, nhất là ở các nước xứ nóng, khi ra mồ hôi nhiều và tiểu ít đi.
Mặc quần áo quá chật có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.
Vệ sinh kém khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh nhưng nếu sử dụng quá nhiều các chất diệt khuẩn hoặc không biết cách sử dụng phù hợp các sản phẩm vệ sinh cũng không tốt.
Tiểu đường, chứng bại liệt, các bệnh thần kinh… làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do đọng nước tiểu ở bàng quang. Táo bón làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Một số loại viêm bàng quang cũng phụ thuộc vào đời sống tình dục và sự thay đổi hormon.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm bàng quang nhiều hơn vì đây là giai đoạn thay đổi hormon mạnh mẽ nhất. Trong thời gian mang thai đường tiểu của người phụ nữ trở nên mềm hơn và giãn nở hơn, làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập do đó dễ mắc chứng viêm bàng quang hơn.

Triệu chứng:
Có hai loại: viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mãn tính.
* Viêm bàng quang cấp tính:
Đây là loại hay gặp nhất trong các loại viêm đường tiết niệu dưới (niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Thương tổn chủ yếu xảy ra tại niêm mạc bàng quang với các hình thái phù nề, sung huyết.
- Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột như tiểu buốt kèm theo đau dọc từ niệu đạo lên bàng quang. Đau buốt kéo dài trong suốt thời gian đi tiểu nhất là buốt lúc cuối dòng và còn kéo dài sau khi tiểu hết nước tiểu trong nhiều phút. Do niêm mạc bàng quang bị viêm, dễ bị kích thích làm bệnh nhân lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu nên số lần đi tiểu tăng lên và tiểu gấp. Tuy nhiên, vì mỗi lần đi tiểu đều bị đau buốt nên bệnh nhân phải tạm dừng, không tiểu hết nước tiểu. Nước tiểu thường đục ở đầu bãi hoặc toàn bãi, đôi khi nước tiểu có máu (đại thể hoặc vi thể).
Bệnh nhân thường có cảm giác tức ở vùng dưới rốn (vùng tương xứng với vị trí của bàng quang).
Mặc dầu bệnh nhân có nhiễm khuẩn thực sự nhưng không sốt và cũng thường không có các triệu chứng toàn thân khác đi kèm.
- Cặn lắng nước tiểu chứa tế bào mủ, vi khuẩn, hồng cầu có khi rất nhiều.
* Viêm bàng quang mãn tính:
Nếu viêm bàng quang cấp tính mà không chẩn đoán và điều trị đúng thì rất dễ trở thành viêm bàng quang mãn tính. Do viêm nhiễm bàng quang lâu ngày nên thành bàng quang dày lên, xơ hóa làm cho tính đàn hồi của bàng quang bị suy giảm mỗi lần co bóp để tống nước tiểu ra ngoài nên sẽ có hiện tượng tiểu són.

Xử trí:
Viêm bàng quang thường không biến chứng, dễ xử trí. Tuy nhiên, vi trùng có thể lan lên đường niệu trên nên nếu viêm bàng quang không được phát hiện sớm và đã gây biến chứng có thể rất khó điều trị.
Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được chẩn đoán xác định. Khi bị viêm bàng quang, cần tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ và các tư vấn kèm theo. Viêm bàng quang được điều trị kháng sinh 7 – 10 ngày. Sử dụng kháng sinh có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng trong vài ngày nhưng cần phải điều trị đủ thời gian và liều lượng để diệt hết vi khuẩn ở đường niệu, không nên chỉ uống thuốc một vài ngày thấy hết triệu chứng thì ngừng thuốc vì như vậy sẽ làm tăng thêm tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh, nếu bị bệnh trở lại thì việc điều trị rất phức tạp. Nếu điều trị đúng, có thể khỏi bệnh nếu tình trạng nhiễm khuẩn chỉ giới hạn ở bàng quang và niệu đạo.
Đối với phụ nữ bị viêm bàng quang khi có thai hoặc có test dương tính với vi khuẩn đường niệu ngay lần khám thai đầu tiên thì cũng cần điều trị bằng kháng sinh 7 – 10 ngày (những loại kháng sinh có thể dùng khi có thai). Sau khi điều trị thì làm xét nghiệm nước tiểu lại để xem đã hết vi khuẩn đường niệu ( test âm tính) hay chưa. Nếu vẫn còn vi khuẩn đường niệu thì cần tiếp tục điều trị để phòng ngừa tái phát cho tới khi sinh và nên cấy nước tiểu định kỳ tìm vi khuẩn trong suốt thời gian mang thai để đảm bảo an toàn vì có khoảng 40% phụ nữ bị tái nhiễm. Viêm bàng quang cần phải điều trị dứt bệnh trước khi sinh.

Phòng bệnh:
Uống nước nhiều sẽ giúp hạn chế viêm bàng quang.

- Uống đủ nước (mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước). Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể bài tiết tốt tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang, có thể hạn chế được viêm nhiễm.
- Cố gắng đi tiểu đều đặn, tiểu hết nước tiểu trong mỗi lần đi và không được nhịn tiểu lâu vì không tiểu hết nước tiểu hoặc nhịn tiểu cũng gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.
- Vệ sinh vùng hậu môn và sinh dục sạch sẽ sau khi đại tiểu tiện và sau khi quan hệ tình dục giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại đang trú ngụ ở ngay niệu đạo. Phụ nữ có thai càng phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh hơn vì khi có thai có sự thay đổi ở môi trường âm đạo nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
- Tránh gây ẩm ướt hay làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tránh mặc quần áo quá chật vì sẽ kích thích tiết mồ hôi.
- Phụ nữ có thai cần được quản lý thai với chất lượng tốt. Tầm soát nhiễm khuẩn niệu bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
- Nếu mắc bệnh viêm sinh dục, niệu đạo không được tự điều trị mà cần đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Tiết niệu và phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cần điều trị dứt điểm vì nếu không vi khuẩn sẽ kháng thuốc và bệnh sẽ tái phát, không để bệnh trở thành mãn tính hoặc mầm bệnh lây lan đến bàng quang và đường niệu trên.

______________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

3 tháng 4, 2011

Phòng tránh chứng viêm bàng quang

Bàng quang chứa đựng nước tiểu, trong nước tiểu có rất nhiều chất thải khác nhau và một số trong đó có tác dụng gây ung thư. Sự lặp đi lặp lại tác động của các chất này trong một thời gian dài có thể gây nên biến đổi, đột biến gen của các tế bào biểu mô bàng quang và gây ung thư.
Các bác sỹ khẳng định rằng phụ nữ thường dễ mắc bệnh viêm bàng quang hơn nam giới. Ống tiết niệu của phụ nữ thường ngắn và lớn hơn nam giới vì vậy các vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh.


Nguyên nhân
-  Mắc các bệnh phụ khoa hay viên nhiễm đường tiết liệu
-  Bị táo bón lâu ngày
-  Tiểu tiện quá ít (ít hơn 5 lần mỗi ngày)
-  Sinh hoạt tình dục không an toàn
-  Thường xuyên ngồi lâu
-  Thiếu ngủ, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên mệt mỏi và căng thẳng
-  Không giữ ấm cơ thể
-  Ăn nhiều đồ rán và các loại thức ăn có vị cay 
-  Mặc quần áo quá chật

Triệu chứng
- Tiểu tiện liên tục (hơn 7 lần/ngày) nhưng vẫn còn cảm giác muốn tiểu tiện
- Nước tiểu đổi màu, vẩn đục và có mùi lạ, đôi khi còn kèm theo máu và mủ
- Có cảm giác đau buốt khi tiểu tiện
- Hay cáu gắt, thậm chí có thể bị sốt nhẹ.

Cách phòng tránh
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là liều thuốc tốt nhất để chống lại bệnh.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày
- Thường xuyên vận động, tập thể dục
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và những loại thức ăn có chất xơ
- Sinh hoạt tình dục an toàn cũng là một yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

_______________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

2 tháng 4, 2011

Bàng quang - Túi nước tiểu

Bàng quang là bộ phận chứa nước tiểu được lọc từ 2 quả thận để rồi sẽ được thải ra ngoài từng đợt trong ngày khi chúng ta đi tiểu tiện. Bàng quang trong hệ tiết niệu cũng tương tự như đại tràng trong hệ tiêu hóa, chúng là nơi chứa đựng các chất cặn bã trước khi thải ra ngoài. Chính vì đặc điểm đó nên cả bàng quang và đại tràng là hai bộ phận có nguy cơ bị ung thư cao nhất trong hệ tiết niệu và hệ tiêu hóa.


Bàng quang chứa đựng nước tiểu, trong nước tiểu có rất nhiều chất thải khác nhau và một số trong đó có tác dụng gây ung thư. Sự lặp đi lặp lại tác động của các chất này trong một thời gian dài có thể gây nên biến đổi, đột biến gen của các tế bào biểu mô bàng quang và gây ung thư. Bàng quang cũng là nơi có thể chứa đựng các viên sỏi được hình thành do các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại, đó cũng là nơi dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào.
Các yếu tố này như là các tác nhân tạo thuận lợi về mặt hóa học và sinh học góp phần làm tăng thêm nguy cơ ung thư bàng quang. Do tỷ lệ bị ung thư bàng quang là khá cao và khá phổ biến trong cộng đồng nên những nghiên cứu về tác động của dinh dưỡng và lối sống đối với ung thư bàng quang cũng ngày càng được nói nhiều. Bên cạnh những thực phẩm tốt có khả năng ngăn ngừa ung thư bàng quang thì cũng có nhiều thực phẩm có nguy cơ gây ung thư bàng quang.

Thức ăn gây ung thư bàng quang
Trước khi tìm hiểu các thức ăn chống ung thư bàng quang, chúng ta cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ung thư bàng quang rất hay gặp trong cuộc sống. Đó là hút thuốc lá và một số phụ gia thực phẩm. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn gây ung thư bàng quang một cách rõ ràng. Khói thuốc lá hủy hoại phổi đã đành, khói thuốc với hàng nghìn hóa chất sau khi vào máu sẽ được thải qua thận để rồi được chứa trong nước tiểu ở bàng quang và tại đây các hóa chất này dần dần gây hủy hoại hoặc đột biến các tế bào biểu mô bàng quang. Nghiên cứu cho thấy người hút thuốc lá có tỷ lệ ung thư bàng quang rất cao.
Phụ gia thực phẩm gây ung thư bàng quang hiện nay được nói nhiều là chất tạo ngọt nhân tạo cyclamate và chất làm giòn thực phẩm acrylamide. Các chất này cần được kiểm soát chặt chẽ về hàm lượng đưa vào thực phẩm để phòng tránh các nguy cơ ung thư tiềm ẩn. Uống cà phê có thể được nói đến là có lợi đối với một số bệnh nhưng đối với bàng quang thì chính nó lại là yếu tố làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư. Người uống hơn 4 ly cà phê mỗi ngày có nguy cơ ung thư bàng quang cao gấp 2 lần so với nhóm không uống cà phê. Lối sống cũng góp phần tăng nguy cơ ung thư bàng quang, người béo phì có tỷ lệ ung thư loại này cao hơn so với nhóm người bình thường.

Thực phẩm giảm ung thư bàng quang
Bên cạnh các chất gây ung thư bàng quang, trong thực phẩm vẫn có rất nhiều chất giảm ung thư bàng quang. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chất glucosinolate có trong rau bông cải xanh (brocolli) có khả năng ức chế sự phát triển của khối u tế bào biểu mô bàng quang. Nghiên cứu cho thấy nhóm người ăn hơn 2 lần loại rau bông cải xanh này mỗi tuần sẽ giảm được 44% nguy cơ ung thư bàng quang so với nhóm chứng.

Trà xanh với hoạt chất ECGC (Epi Gallo Catechin Gallate) cũng được chứng minh có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư bàng quang trên chuột. Thói quen uống trà xanh còn đem lại cho người tiêu dùng nhiều lợi ích khác về sức khỏe của hệ tim mạch.
Chất chiết xuất từ lá cây tầm gửi cũng được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa ung thư bàng quang. Hoạt chất lectin chiết xuất từ cây này có tác dụng lưu lại tại bàng quang trong một thời gian dài và có tác dụng bảo vệ.

Vitamin E từ các thực phẩm giàu vitamin E cũng giúp làm giảm đến 42% nguy cơ ung thư bàng quang.
Chất folate có trong thực phẩm nếu được ăn với lượng đầy đủ cũng giúp bảo vệ các thương tổn DNA tế bào và do đó giúp phòng ngừa ung thư bàng quang. Hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ trong năm 2003 đã cho biết người không ăn đủ folate có nguy cơ ung thư bàng quang cao gấp 3 lần so với người ăn uống đủ folate.

Gần đây nguyên tố selenium cũng được cho là chất chống oxy hóa mạnh và có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang.
Ung thư đến ngày hôm nay vẫn là một bệnh khó chữa trị, do vậy việc phòng ngừa là quan trọng. Hiểu rõ các yếu tố gây nguy cơ và các yếu tố bảo vệ để chúng ta có sự lựa chọn thích hợp nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ ung thư bàng quang. Thật ra, dinh dưỡng và lối sống là chiếc chìa khóa cho sự thành công trong lĩnh vực này.
________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

1 tháng 4, 2011

Phòng tránh chứng viêm bàng quang

Bệnh viên bàng quang liên quan trực tiếp tới hệ bài tiết của cơ thể. Bệnh luôn làm chúng ta khó chịu, thậm chí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh nguy hiểm này.


Các bác sỹ khẳng định rằng phụ nữ thường dễ mắc bệnh viêm bàng quang hơn nam giới. Ống tiết niệu của phụ nữ thường ngắn và lớn hơn nam giới vì vậy các vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh.

Nguyên nhân

-  Mắc các bệnh phụ khoa hay viên nhiễm đường tiết liệu
-  Bị táo bón lâu ngày
-  Tiểu tiện quá ít (ít hơn 5 lần mỗi ngày)
-  Sinh hoạt tình dục không an toàn
-  Thường xuyên ngồi lâu
-  Thiếu ngủ, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên mệt mỏi và căng thẳng
-  Không giữ ấm cơ thể
-  Ăn nhiều đồ rán và các loại thức ăn có vị cay 
-  Mặc quần áo quá chật

Triệu chứng

- Tiểu tiện liên tục (hơn 7 lần/ngày) nhưng vẫn còn cảm giác muốn tiểu tiện
- Nước tiểu đổi màu, vẩn đục và có mùi lạ, đôi khi còn kèm theo máu và mủ
- Có cảm giác đau buốt khi tiểu tiện
- Hay cáu gắt, thậm chí có thể bị sốt nhẹ.

Cách phòng tránh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là liều thuốc tốt nhất để chống lại bệnh.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày
- Thường xuyên vận động, tập thể dục
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và những loại thức ăn có chất xơ
- Sinh hoạt tình dục an toàn cũng là một yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

______________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com